Trong quá trình sử dụng xe nâng, việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ đóng vai trò quan trọng giúp xe hoạt động với hiệu suất tốt nhất nhằm nâng cao tuổi thọ, hạn chế tối đa các vấn đề hư hỏng hay sự cố khi đang vận hành. Vậy làm thế nào để bảo trì xe nâng đúng cách, an toàn và chuyên nghiệp? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách thực hiện bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn giúp hiệu suất công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách tính thời gian bảo trì xe nâng
- Tính theo giờ hoạt động của xe được chia làm 3 mốc thời gian:
- Dưới 1000 giờ (300 giờ, 600 giờ, 900 giờ)
- Từ 1000 đến 2000 giờ (1200 giờ, 1500 giờ, 1800 giờ)
- Trên 2000 giờ (2100 giờ và 2400 giờ)
- Tính theo tháng hoạt động: 1.5 tháng, 3 tháng, 4.5 tháng, 6 tháng, 7.5 tháng, 9 tháng, 10.5 tháng và 12 tháng.
Nội dung bảo dưỡng bảo trì xe nâng định kỳ
Mỗi loại xe nâng sẽ có cách bảo dưỡng khác nhau, cùng tìm hiểu chi tiết nội dung cụ thể qua các bước dưới đây.
Cách bảo dưỡng đối với xe nâng Dầu/ Xăng/ Gas
Dưới đây là cách bảo dưỡng đối với xe nâng Dầu/Xăng/Gas chi tiết để khách hàng có thể dễ hình dung và kiểm tra trong quá trình sử dụng dịch vụ bảo trì.
- Vệ sinh lọc gió sau khi xe nâng hoạt động liên tục trong khoảng thời gian là 70 giờ.
- Thay dầu máy sau khi sử dụng xe nâng khoảng 250 – 300 giờ liên tục.
- Nhớt máy được dùng để thay là nhớt 40, mỗi lần thay 8 lít nhớt. Sau 2 lần thay nhớt thì nên thay lọc nhớt để đảm bảo xe nâng hoạt động tốt nhất.
- Sau khoảng 1000 giờ sử dụng nên thay lọc dầu cho xe nâng một lần.
- Sử dụng xe nâng liên tục sau khoảng 2000 giờ nên kiểm tra nhớt thủy lực, nếu thấy nhớt chuyển sang màu đen thì nên thay mới. Nhớt thủy lực được sử dụng là nhớt 10, mỗi lần thay khoảng 50 lít/lần.
- Nhớt hộp số được sử dụng là nhớt 90, sau khi máy hoạt động liên tục khoảng 20.000 giờ nên thay nhớt hộp số một lần.
- Trong quá trình sử dụng, nên thường xuyên kiểm tra dầu tháng, nếu thấy có dấu hiệu đổi màu nên tiến hành thay mới để đảm bảo an toàn khi vận hành máy. Dầu thắng được thay là dầu Dot 3 hoặc Dot 4 tùy thuộc vào từng loại xe nâng.
- Bơm mỡ và vô nhớt xích nâng sau mỗi lần bảo dưỡng xe, đồng thời phải vô nhớt cho tất cả bạc đạn bánh xe để đảm bảo xe hoạt động trơn chu, không bị kẹt do thiếu dầu nhớt.
Cách bảo dưỡng xe điện/ ngồi lái
Đới với cách bảo trì xe nâng chạy bằng điện hoặc ngồi lái, bạn có thể kiểm tra theo quy trình nội dung dưới đây.
STT | Chi tiết |
1 | Dùng xăng, dầu hóa chất vệ sinh khô cho máy để tẩy vết dơ, gỉ sét bên ngoài xe. |
2 | Vệ sinh sạch sẽ bình ắc quy, kiểm tra cẩn thận xem nước trong bình còn nhiều không, nếu bị thiếu cần tiến hành châm nước để bình hoạt động một cách tốt nhất. |
3 | Kiểm tra lại hệ thống sạc bình xem khi bình đầy hệ thống có khả năng tự ngắt hay không? Nếu chức năng này không còn hoạt động rất dễ khiến tuổi thọ của xe nâng bị giảm đáng kể. |
4 | Bơm mỡ vào các bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe nâng, kiểm tra hệ thống thủy lực, ống dẫn nhớt, van, kiểm tra nhớt thủy lực nếu thiếu thì châm thêm, không sử dụng được nữa thì cần phải thay thế. |
5 | Kiểm tra phần động cơ chạy và nâng hạ của máy để đảm bảo các bộ phận đều hoạt động tốt. Bơm mỡ bò vào nhông, xích, các cơ cấu chuyển động, tránh tình trạng xe khó di chuyển vì bị thiếu chất bôi trơn. |
6 | Vệ sinh các board, kiểm tra các socket, đầu nối của dây điện, mạch điện tử, nếu có hiện tượng hư hỏng thì phải thay thế hoặc có biện pháp cách điện tốt nhất để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. |
7 | Hệ thống đèn, còi, thắng hay bộ phận trợ lực khi lái cần phải được kiểm tra. Bên cạnh đó bộ phận bơm dầu vào những hệ thống này cũng nên lưu ý, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn để xe hoạt động tốt nhất.5 |
Danh mục bộ phận xe nâng cần kiểm tra bảo trì
Các bộ phận của xe nâng cần được bảo trì bao gồm:
STT | Chi tiết | STT | Chi tiết |
1 | Bình điện (mực nước, nồng độ, vệ sinh, châm nước cất) | 20 | Tình trạng cầu chủ động |
2 | Kiểm tra hệ thống dây điện | 21 | Bơm mỡ |
3 | Kiểm tra , vệ sinh máy sạc | 22 | Dầu thủy lực |
4 | Tình trạng hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu | 23 | Tắc kê bánh xe |
5 | Công tắc khởi động | 24 | Hệ thống thắng |
6 | Các contactor | 25 | Bánh thăng bằng |
7 | Bảng điều khiển | 26 | Bánh tải |
8 | Motor chạy (tình trạng, than, cổ góp) | 27 | Bánh lái |
9 | Motor nâng hạ (tình trạng, than, cổ góp) | 27 | Bơm thủy lực |
10 | Motor trợ lực lái (tình trạng, than, cổ góp) | 28 | Bộ chia dầu thủy lực |
11 | Các cầu chì | 29 | Ống dầu thủy lực |
12 | Hộp điều khiển | 30 | Càng nâng |
13 | Công tắc | 31 | Tình trạng xilanh dịch chuyển |
14 | Kèn | 32 | Tình trạng xilanh lái |
15 | Chân ga | 33 | Tình trạng xilanh nghiêng |
16 | Đồng hồ | 34 | Tình trạng xilanh nâng |
17 | Giắc cắm bình | 35 | Xích nâng |
18 | Vệ sinh toàn bộ xe | 36 | Bạc đạn khung nâng |
19 | Kính chiếu hậu | 37 | Tình trạng chung của khung nâng |